Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Bạn Đồng Môn...



Gia đình
  Gia đình yêu dấu
19-07-2012 00:05:01

Quê nội

PNO - Lần đầu tiên về Phụng Hiệp, sau gần hai trăm cây số ngồi xe đò, qua hai cái phà xe kẹt cứng, trời chiều hai chị em tôi mới đến được bến đò ngang ở Ngã Bảy.

    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
    Lọ dọ xuống đò qua sông, cả hai chị em không biết lội, ngồi trên đò lắc lư theo nhịp chèo vừa lạ lẫm vừa hồi hộp. Đò ghé vào kênh Lái Hiếu, chị nói má dặn đi đường này, mình cứ đi đại vừa đi vừa hỏi…
    Ông bà nội tôi người xứ Quảng, trôi dạt về Ngã Bảy lập nghiệp. Ba tôi lớn lên từ đây, khi trưởng thành bôn ba khắp các tỉnh miền Tây, về Tây Ninh rồi Hóc Môn và cuối cùng cũng trở lại nơi có mồ mả ông bà. Vài khúc đường đất trơn trợt, xách dép, bấu chặt mấy ngón chân xuống lớp sình mới không bị té. Sau này tôi mới biết, để biến ruộng thành liếp trồng mía, trồng khoai hoặc muốn đắp thêm khúc đường trước nhà người ta phải lặn xuống mương xắn từng cục đất sình đắp lên. Chừng vài mái nhà lại có cái cầu khỉ. Cầu dựng sơ sài, chỉ là thân cây dừa, cau hoặc cây tràm bắc qua mương nước. Không cần biết nước sâu hay cạn, chỉ cần thấy xa xa có cái cầu là tim tôi đã đập thình thịch. Cái nào có tay vịn chị em tôi mừng rơn, cái nào chỉ có thân cây dừa bắc qua là ngập ngừng, luống cuống mãi mới qua được nhưng phải mượn cây chống qua cầu, rồi đứng bên này đẩy mạnh cho cây ngã về bên kia trả lại chủ nhà.
    Có bác hỏi, bây là con chị Bảy Sài Gòn hả? Chắc má đóng dấu trên cái mặt tôi nên bà con mới gặp lần đầu đã nhận ra con của má. Má tôi mừng muốn khóc khi thấy hai đứa con gái mặt mũi, mình mẩy lấm lem sình bùn; dặn lần sau không được đi đò, cứ lội bộ theo con đường từ chợ Ngã Bảy, qua cầu Đen đi miết đến trước nhà kêu má chèo xuồng qua rước. Buổi tối cả nhà xúm quanh ánh sáng vàng trắng của cây đèn “măng sông” ba đem theo từ Hóc Môn. Ngọn đèn chỉ dùng khi cúp điện.


    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
    Sáng hôm sau, tôi theo ba và đám em ra ruộng, bắt đầu tập làm con gái nông thôn. Những nhát dao chặt đám cỏ mọc dọc liếp mía, mọc chen trong mấy hàng đậu, giồng khoai không đủ sức đẩy ra khỏi đầu tôi trăn trở về tương lai mù mịt của mình. Cái nón sắt cột vào cây tre để múc nước từ dưới mương tưới khoai tưới mía lại hiện lên trong tôi. Buổi trưa ngã người nhắm mắt theo thân cây dừa đánh võng xuống mé mương nghe tiếng cá đớp mồi, tiếng gió xào xạc đu đưa ngọn dừa, hàng mía, tiếng gù gù của mấy con chim cu, tiếng mái chèo khua nước dưới sông..., chợt nghe có cơn đau nhè nhẹ nào đó làm xót xa trái tim nhỏ bé của tôi. Nhìn mấy cô bạn nông thôn trạc tuổi mình tay thoăn thoắt cấy lúa, trồng khoai tôi cũng muốn được như vậy nhưng trong tôi như có khoảng cách nào đó mơ hồ không cho tôi đến gần họ hơn nữa. Thỉnh thoảng tôi tự hỏi, người ta có suy nghĩ lung tung như tôi? Mang điều này nói với cô bạn mới quen, nó cười cười, ngày nào cũng đi ruộng hết chị ơi, mấy em quen rồi ở không chịu hổng nổi…
    Chiều ra bờ sông ngồi nhìn con nước lên xuống tôi nhớ đã nghe ai nói câu “không ai tắm hai lần trên một dòng sông…”. Tôi thích ngắm dòng nước xuôi về nhẹ nhàng không âm thanh, chỉ thấy nước mấp mé tràn bờ. Xuồng, ghe như lao đi theo dòng nước chảy. Ngồi trên cầu thả hai bàn chân xuống cảm nhận dòng nước mát len lỏi qua từng ngón chân có mấy chú cá lòng tong lượn lờ nhấm nháp. Lòng sông như phô bày hết mọi thứ xấu xí khi chờ nước trở về. Vạt bùn xám xịt trải dài xuống từ mé sông. Mọi thứ như gấp gáp hơn theo con nước chảy xiết. Đứng trên bờ cao nhìn xuống thương làm sao chiếc xuồng nhỏ dưới lòng sông sâu. Con gái ngồi mé sông chiều tối không nên, má nhắc tôi hoài và má biết tôi sẽ thôi không nhớ lung tung khi chui vào mùng tránh muỗi rồi ngủ thiếp đi. Thỉnh thoảng trong giấc ngủ chập chờn mọi thứ lại hiện về trong tâm trí, để tôi chợt tỉnh giấc vì âm thanh lạnh buồn của mái chèo khua dòng nước…


    Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
    Giờ thỉnh thoảng về thăm quê, buổi tối trằn trọc lắng nghe tiếng mái chèo khua hiếm hoi dưới sông, tôi lại nhớ đủ thứ. Có quá nhiều mảnh đời đau khổ ở đây. Mỗi lần chợt nghĩ về dòng sông bảy ngã, tôi lại nhớ đến hình ảnh đứa bé không cha ra đời lặng lẽ trong đêm ở cái chòi rách nát, nằm còng queo bên bà mẹ ngây ngô. Cây cầu dừa bắc ngang con kênh cũ nay là cây cầu xi măng chắc chắn, xe máy chạy vù vù bụi tung mù mịt. Mà phải thay thôi vì con kênh bây giờ như một nhánh sông nhỏ, có thân cây dừa nào nối được đến bờ bên kia. Máy hút bùn thay cho cuốc xẻng biến ruộng đồng thành ao nuôi cá, để không còn cái thú nhảy ùm xuống mương tắm gội vì dòng nước ô nhiễm. Không còn bữa cơm nóng với nồi cá kho mới bắt được từ dưới mương. Đám thanh niên thiếu nữ gần như bỏ quê về thành tìm đất sống, bỏ người già ở lại chăm đám cháu nhỏ, chẳng còn ai ra ruộng giăng câu bắt cá. Người lớn đi chợ bằng xe gắn máy, trẻ con đi học bằng xe đạp qua sông trên đò ngang như chiếc phà nhỏ có máy đuôi tôm. Đỏ mắt tìm hoài không thấy bóng chiếc áo bà ba trên dòng sông khua mái chèo hát vu vơ tình anh bán chiếu. Bây giờ, những cô gái, chàng trai sông nước đã biết ấp ủ trong tim ước mơ thay đổi cuộc sống vốn lặng lẽ từ bao đời.
    Mọi thứ chỉ còn lại trong ký ức, thời gian sống ngắn đi, ký ức mênh mông hơn. Người ta luôn lôi trong đó ra đủ thứ để nhớ để thương, để tự dằn vặt mình trong mớ hỗn độn vui buồn, giận ghét, nuối tiếc…

    PHẠM THỊ Y
    Thích và chia sẻ chủ đề trên
    Chia sẻ
    Bản in

    Bình Luận (0)

    Ý kiến bạn đọc

    LƯU Ý: PNO sẽ biên tập ý kiến của bạn đọc trước khi xuất bản. PNO hoan nghênh những ý kiến khách quan, có tính xây dựng và có quyền không sử dụng những ý kiến cực đoan không phù hợp. Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo không được đăng. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của bạn đọc.



    LỜI CHÀO THÁNG NĂM

    “Ta đã đi qua những tháng năm không ngờ”
    Câu thơ thay lời chào day dứt
    Đã một thời chưa hoàn toàn sống thực
    Để bây giờ mãi nuối tiếc, ngẩn ngơ

    Bạn bè ơi, sao ước muốn thành thơ
    Khát vọng nhỏ nhoi tan vào hiện thực
    Khi muốn ngủ là khi hồn thao thức
    Ngược thời gian chở kỷ niệm vào bờ

    Tháng năm trôi – vô – tình ta bất lực
    Chẳng thể bắt thời gian ngược và dừng
    Ve vẫn khóc hoài cho nông nổi
    Phượng thắp hồng ngọn lửa trong tim

    Hình như bạn bè bỗng thích lặng im
    Yêu thương gói tròn trong lưu bút
    Chiếc bánh chia ngập ngừng trong ngăn cặp
    Tự khi nào nước mắt ngập ngừng rơi

    Thầy cô nào cũng đáng yêu hơn
    Câu mắng mỏ trở thành trang ký ức
    Ta biết thầy tóc bạc thêm vì thức
    Mắt cô buồn dõi bước chập chững của ta

    Nếu ngày mai mỗi đứa một nơi
    Bạn bè xin giữ một câu hò hẹn
    Và nỗi nhớ xin một lần trọn vẹn
    Về một thời .... đã qua!


    Phù Viên


    http://www.youtube.com/watch_popup?v=OBQl5BcNg0I&vq=medium#t=36
    (Mời bấm vào xem)

    http://www.youtube.com/watch_popup?v=YLCRCw_BWh0&vq=medium
    (Mời bấm vào xem)


    TÁM..CHUYỆN

    30THÁNG 3
    TÁM..CHUYỆN
    Ngày xưa…Khu vực chúng tôi ở hiện nay là đồng ruộng , khi giải tỏa khu dân cư trong Vườn  Cộng Hòa –QuangTrung mới hình thành khu dân cư mới ( tôi còn nhớ lúc nhà tôi về cất nhà ở đây còn thưa thớt lắm ) .
    Nhà tôi thuộc ấp Mỹ  Huề còn người bạn Oan Gia cách nhà tôi khôngxa , chỉ hơn trăm mét cách nhau 1 con lộ lại thuộc về ấp Đông . Tôi là dân gốc Quán Tre mà , nên từ nhỏ đả đi học ở Tiểu Học Quang Trung .
    Năm tôi học lớp 9 , khu đất trước mặt nhà tôi còn để trống (dự định khoan giếng nước Thủy Cục ) nên nhìn thấy khu nhà bạn ấy rất gần . Dân cư dần đông lên mua bán cũng sầm uất hẳn …có lò bánh mì của ông Sáu Pôcasa , xưởng xe nhang  của ông Tư ,  có nhà máy xay lúa bác Sáu thư ký , có hảng cà rem cây  Cộng Hòa và vựa nước mắm tĩn bác Xếp  và trường dạy Đánh Máy Chữ nữa…
    Bạn bè cùng xóm vậy chứ cũng chia ra năm bảy nhóm , tôi chơi thân với Lưu Anh Hùng  , Quang Đen ( bạn mình đó ), anh em Năm lửa-  Sáu vành ,Năm cà chớn nhà máy xay .Chuyện bắt đầu từ nhóm lò bánh mì và cà rem cây….( có khi do cùng  hoàn cảnh và môi trường sống nên họ dể gần nhau hơn )
    Cứ mổi chiều , chúng tôi tập trung bên sân nhà của thằng Hùng chơi đánh cù , đánh trổng rồi đía dóc tào lao đủ thứ…Gần đến lễ NOEL , mấy anh nhà ta hứng chí đi ghẹo gái thường là bị phản ứng lại dử dội …cở bạn Y mình đó nhen . Bọn chúng tôi cười ruồi , nên mấy chàng ta có vẻ sượng , rồi tin tứctừ anh em  thằng Năm  lửa …tụi nó bàn là ép xe , lấy cặp tụi con gái dấu chơi…Thằng Hùng phản ứng : tụi nó làm đâu thì làm không được chơi trước cổng nhà tụi mình…cả bọn nhất trí bàn phương án đối phó , giao cho anh em
    nhà Năm lửa làm sứ giả …Hôm sau có lẻ nóng lòng nên bọn tôi tập trung sớm  , Năm lửa nói lại nếu muốn vậy thì phải pặc-co bên nào thua phải nghe lời bên thắng …Thằng Hùng suy tính ( nó lớn hơn bọn tôi một tuổi mà có vẻ già dặn…) : nè tao tính dzậy nhen , hẹn tụi nó 6g chiều ngày Noel  ra bải giếng nước pặc-co , hai anh em Năm lửa đứng ngoài quan sát , thằng Năm cà chớn ở nhà nếu thấy bọn nó chơi hội đồng anh em thì la làng …Tao , H..với  Quang đen ứng chiến… được hông ? Cả nhóm ngheó tay nhau chờ…
     
    Khi ra bải , bọn nó cử  ra ba đứa, ba thằng tôi cũng bước ra…Tôi giao hẹn: nè mình chơi quân tử , chỉ pặc-co một trận cho tụi mày cáp độ đó ,nhưng  giao hẹn là dám làm dám chịu không mét người lớn nhen …Thằng trùm lò bánh mì thay mặt cả bọn đồng ý nghéo tay với tôi…rồi chọn ngay tôi làm đối thủ.
    Mèn đéc ơi , lúc đó tôi như cục bột ngó cứ như con gái còn nó thì bậm trợn vai u thịt bắp …thằng Hùng nhìn tôi ái ngại…Tôi trấn an cả bọn bằng cách cởi áo săn sái bước tới …trong đầu tính toán: cho mày đánh trước tao né lừa sơ hở sẻ nhập nội …quả nhiên nó thấy tôi nhỏ con hơn nên ỷ y , mà hồi giờ như bà Y nói đó tôi có bao giờ lên tiếng với ai
    đâu . Chỉ vì bọn nó chọc gái mà tụi tôi mang tiếng nên phải xử thôi mà…
    Đúng như dự đoán ,anh chàng bay tới đá tôi cứ như Lý TiểuLong , tôi hụp người xuống né không khó vì nhỏ con mà , nó vừa hết đà tôi xông tới đánh chỏ trúng mặt nghe nó hự cái …anh chàng đang tá hỏa tôi nhào vô dùng chân kẹp cổ khom người 1 tay ôm đầu nó 1 tay đánh vào mặt , thằng cũng lì đòn mấy lần tôi hỏi …chịu thua chưa ? nó vẩn im tìm cách thoát …Tôi nghe bên ngoài nhốn nháo , rồi nghe thấy tiếng Anh KIệt anh của thằng Hùng …đứa nào hội đồng coi chừng tao …đến khi anh chàng lên tiếng xin thua thì tay tôi cũng mỏi nhừ …Xong trận ,tôi chạy về nhà tắm rửa kiểm tra …hú hồn chỉ bị lác da
    ở cùi chỏ
     Thay đồ rồi cả bọn kéo nhau đi ra nhà thờ Trung Chánh xem rướclễ , mấy ngày sau mới thấy anh chàng đi làm lò bánh lại mặt vẩn còn bầm đen ,thấy tôi anh ta chủ động bước lại …Bọn mình huề nhen ,tao nói với tụi nó rồi không chọc ghẹo ai nửa từ quán café bà hai tiệm tới cổng chùa Thiên Quang , giờ mình là bạn hén . Vậy mà bà Y còn trách tôi là đồng minh của nhóm chọc ghẹo bả nửa chớ…
    (việc này bảo đảm có thiệt, không tin cứ hỏi Quang đen còn nhớ không ? )
    PHÙ VIÊN
    Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

    1. 30/03/2012 at 7:47 Chiều
      Khi còn nhỏ ở đường Hà Nội ,ấp Trung Chánh Long cũng học ở Tiểu Học Quang Trung .Ngôi trường tọa lạc trong Vườn Cộng Hòa nơi mỗi Chủ Nhật thân nhân đến thăm tân binh.Trường mình có thầy Tĩnh nhỏ con ,thầy Thọ thì đứa nào cũng sợ.Mình học cô Lan nhà cách trường 100 mét kế trường Mẫu Giáo cũng nằm trong VCH .Nhớ cuối năm lớp Nhất thi vào Lý Thường Kiệt địa điểm thi tại trường Tiểu Học Trung Mỹ Tây đề thi môn Tập Làm Văn là :Em hãy tả cây bút chì dầu (bút nguyên tử)vậy mà thi rớt mới phải vào học VHQĐ .Năm sau em trai mình lại đậu.Chuyện này mình nhớ mãi ..Thân ái

    2. Phạm thị Y
      31/03/2012 at 7:21 Chiều
      Xin lỗi Hay, ngàn lời xin lỗi Hay. Té ra nhiều bạn mình từ lớp Ấu Trĩ đến lớp mười một chỉ học ở khu Quang Trung như tui. Năm lớp năm tui học với cô Hoa. Xem danh sách trúng tuyển vào LTK không có tui cô hỏi tại sao vậy Y. Tui không dám trả lời vì tui biết tui làm sai bài toán khả năng đậu rất ít. Lớp tui có Đặng thi Hoa học giỏi nhất , nhà ở cạnh nhà Thanh lùn, bạn ấy vào học LTK kế bên VHQĐ. Thời gian đầu gặp nhau còn hỏi thăm, sau cười cười rồi dần dà như không quen biết. Bên LTK xem thường dân VHQD học dốt, ham chơi… Nói tóm lại bọn mình là bạn từ lúc hỉ mũi chưa sạch đến khi tóc bạn răng long mới nhận ra nhau. Dù muộn còn hơn không. Bây giờ còn có niềm vui điểm danh nhau xem ai sông lâu hơn. Ờ mà Hay dù là công tử bột (mì) nhưng có máu anh hùng từ hồi nhỏ, nhờ vậy biết bao nhiêu cô gái thoát khỏi vòng vây của bọn bánh mì cà rem cây. Nhưng không có tui trong đó đâu vì tui đi học đường khác à.

      • 31/03/2012 at 7:36 Chiều
        Long chắc là sống lâu nhất rồi .Ngày mai nhìn thấy mặt là biết ngay thôi .Thân ái .


    TÁM…CHUYỆN

    26THÁNG 3
    TÁM…CHUYỆN
    Hay nói năm tôi còn nhỏ xíu đã đòi móc mắt bạn khi bị bạn ghẹo chọc lúc đi ngang nhà để mua các thứ linh tinh ở tiệm tạp hóa. Nhà tôi ra đường Tô Ký có hai ngã, một ngã quẹo bên phải ra ngã ba bầu và một ngã quẹo bên trái nhìn xéo một chút là nhà của Hay. Từ ngã ba bầu đi thẳng là con đường vòng sau lưng hội đồng xã(bây giờ là ủy ban xã). Hồi đó đường ngang qua HĐX có hàng rào kẽm gai ngăn không cho dân đi ngang qua. Đó là con đường ngắn nhất để đến trường nên thỉnh thoảng tôi lén chui rào đi cho nhanh. Năm đó đang học lớp bảy, môn địa lý có một chương liên quan đến đá. Con đường sau lưng HĐX đang được đổ đá tráng nhựa. Nghe thầy nói có một số loại đá quí nên chiều nào đi học về tôi cũng tìm trong từng đống đá xem có cục đá nào giống như thầy dạy.

    Bạn gái phần lớn ở Trung Chánh đến đầu đường đi thẳng, còn ở Hóc Môn đứng đầu đường đón xe đò nên không có đứa nào về cùng đường với tôi từ lúc quẹo vào con đường có mấy đống đá, nhưng lại có nhiều con trai về cùng. Thấy tôi đi một mình bọn chúng chọc, nói đủ thứ linh tinh, có đứa còn gọi cả tên ba tôi ra để cười.Lúc đó không phải là móc mắt nữa mà chửi nhau ỏm tỏi, có mấy đứa ở xóm trongnên tôi chạy nhanh tới trước cửa nhà chỏ mỏ ra chửi tiếp. Má trong nhà chạy ra hỏi ai ăn hiếp con, mà sao mày dữ quá vậy…Có khi còn rượt nhau chạy, ôm cái cặp có mấy cục đá chạy về tới nhà thở còn hơn con cọp trong phim chú bé rừng xanh bị thua trận ngồi thở. Đống đá ở nhà ngày càng nhiều mà săm soi hoài cũng không giốngcục đá của thầy cho xem.

    Sao lúc đó tôi không biết ông bạn hàng xóm của mình? Có mặt bạn trong cái đám gây lộn với tôi không vậy? Chắc là không rồi. Tới năm lớp mười một tôi mới biết bạn là hàng xóm hơi xa. Bạn hiền như “ma cô” nghe bạn nói chuyện còn không có lấy đâu ra chửi nhau ngoài đường. Có lẽ tôi có nhiều kẻ thù để nhắm mắt hét lên tấn công bọn chúng đâu còn nhìn ra ai là ai. Tiếc thật! Biết đâu nếu biết nhau lúc đó tôi sẽ có đồng minh…Mà bạn đã về hùa với cái bọn xém bị móc mắt là đồng minh sao được.
    Nói cho đúng nếu tôi biết bạn có trong cái đám chọc ghẹo đó tôi đã nói má tôi ra mét má bạn. Có một đứa xóm trong đã bị tôi mét má mặc dù ba nó quen với ba tôi. Còn bạn, ba má bạn quen biết ba má tôi, tới khi bạn có vợ ba vợ bạn là bạn của ba tôi vậy mà bạn nỡ nào, à quên nữa bạn còn quen biết với chồng tôi. Đúng là oan gia…
    PHẠM THỊ Y




    Tám…chuyện: BÀN..SỰ ĐỜI

    30THÁNG 5
    BẠN H.N.QUANG  (tên thường gọi trong bạn học là Quang đen) từ phương xa vừa gởi về một sưu tầm ngắn có vẻ…triết lý và ngồ ngộ. BTX xin đăng tải để các bạn xem qua và tám..chuyện với Quang.
    Giai đoạn 1: Năm 20 – 30 tuổi
    Chồng em chẳng thích ăn quà
    Ngày nào cũng chỉ về nhà ăn cơm
    Cơm nhà rất dẻo rất thơm
    Chồng em chỉ thích ăn cơm ở nhà
    Giai đoạn 2: Năm 30 – 40 tuổi
    Chồng em đã biết ăn quà
    Bây giờ thi thoảng về nhà ăn cơm
    Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm
    Chồng em giờ biết ăn cơm lẫn quà.
    Giai đoạn 3: Năm 40 – 50tuổi
    Chồng em chỉ thích ăn quà
    Bây giờ anh chẳng về nhà ăn cơm
    Cơm nhà vẫn dẻo vẫn thơm
    Chồng em giờ đã bỏ cơm ăn quà.
    Giai đoạn 4: Năm 50- 60tuổi
    Chồng em chẳng thích ăn quà
    Mà giờ cũng chẳng về nhà ăn cơm
    Cơm nhà hết dẻo hết thơm
    Chồng em giờ đã bỏ cơm lẫn quà.
    QUANG(st)
    Có 8 phản hồi
    Người viết : 11b3 , thuộc chủ đề : TÁM...CHUYỆN
    Thẻ : 
    

    Viết bình luận






    Comment moderation is enabled. Your comment may take some time to appear.

    1. Yamaha
      31/05/2012 at 5:53 Chiều
      Mấy ông nhà mình đang uống cái chai nào vậy? Khai thiệt ra đi còn được giúp đỡ.

      • 31/05/2012 at 6:08 Chiều
        Là chai Thuốc An Thần đó chứ chai nào hử , hết chai an thần là tới chai thuốc Chuột khà khà …

      • QUANGHO
        01/06/2012 at 6:43 Sáng
        BAY GIO THAY CHAI NAO CUNG SO

        • KIM THANH
          01/06/2012 at 3:30 Chiều
          Ông Quang sạo, thấy chai cuối thì sợ thiệt chứ chai thứ 3 thì tui nghe hô lớn là DÔ DÔ DÔ… dữ lắm mà

    2. Trần Ứng Long
      01/06/2012 at 8:10 Sáng
      Mới thấy Quang viết được một cái còm coi hiền lành.Không có pha Tiếng Anh giả cầy .Cố gắng gõ đủ dấu.Gởi Quang trang gõ Tiếng Việt có dấu dễ sử dụng nhất http://tinyurl.com/goiquangden .Cứ gõ vào ô trắng rồi copy vào past vào ô Gửi phản hồi

    3. Yamaha
      01/06/2012 at 9:39 Sáng
      Tui thấy cứ cái chai số một làm tới là an toàn. Nhưng coi chừng hàng giả, tránh hàng a thoon, nhắc a thoon lại nhớ canh bỗ dưỡng, ói……..

    4. Mung Chau .
      14/07/2012 at 12:27 Sáng
      Ong Quang sao, tui ne ong vao dau nam lop 11, loi ong vua ke vua giai thich cho tui nghe bay gio tui van con nho .
      Cho tui dien mot chut vao cho trong giua cho so 3 va so 4 do la chai Ruou ( nho do chu khong phai ruou de ).
      hinh nhu tui o dau do . Cho Mung goi loi tham Quang.

    5. 15/07/2012 at 1:59 Chiều
      Người Xưa nói – ở xa mỏi chân , ở gần mỏi miệng . Mà cái vụ này xa gần gì củng chạy ráo , biết mất dép củng bỏ của chạy lấy người …Khà Khà…Cái rốn của vũ trụ ….
      Cái Rốn
      Khi thấy người nào ăn nói hợm hĩnh, vẻ mặt dương dương tự đắc thì người Việt ta thường nêu nhận xét, bình phẩm: ‘Nó tưởng nó là cái rốn của vũ trụ’. Tây thì họ cũng có nhận xét, bình phẩm như thế nhưng họ không nói thanh tao, văn vẻ bằng mình, mà nói nghe sống sượng, phũ phàng hơn: ‘Nó tưởng cứt của nó không thối’ (He thinks his shit does not stink).
      Người Việt ta khi nói đến cái rốn trong trường hợp này là ta đã dùng nghĩa ẩn dụ (metaphorical sense) của nó để chỉ cái trung tâm, cái tụ điểm, cái nằm ở giữa. Nói trắng ra là cái rốn có cái tầm quan trọng vô cùng. Tây thì họ lại không nghĩ thế. Khi nói đến chuyện ngồi ngắm rốn (navel-gazing) là họ nói đến trạng thái nhàn rỗi, ăn không ngồi rồi, không có việc gì làm, nên ai đó mới vạch rốn mình ra mà ngắm. Mà nói khác đi là cái rốn là cái gì chán ngắt. Khi nói ai ngồi ‘ngắm rốn’ (contemplating one’s navel) là có ý chê bai, có ý chửi khéo.
      Người Việt ta khi ngồi rỗi thì không có thói quen ngồi ngắm rốn, nhưng khi ngồi buồn thì cũng ‘gãi háng dái lăn tăn’ như cố Thủ Tướng Trần Văn Hương của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã có lần nói. Nhưng nói gì thì nói, đấy là đàn ông, con trai họ gãi, chứ đàn bà, con gái ngồi buồn có gãi không? và nếu gãi thì gãi ở đâu? Chuyện này tuyệt nhiên không thấy ai nói đến, kể cả đến nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương cũng không chịu tiết lộ.
      Nếu trong quá khứ ngắm rốn ‘mình’ mà bị chê, bị chửi thì nay ngắm rốn ‘mình’ cũng vẫn bị chê, bị chửi như thường. Nhưng ngắm rốn ‘người’ lại là việc làm đáng khuyến khích. Mới đây hiện tượng ngắm rốn, đặc biệt là ngắm rốn thiên hạ, mang một tầm mức quan trọng trong xã hội phương Tây. Rốn đột nhiên xuất hiện, phơi bầy ở khắp mọi nơi, ngoài đường phố, trong siêu thị, đâu đâu người ta cũng thấy những rốn là rốn.
      Các nhà sản xuất ‘mốt’, vẽ kiểu thời trang đã để cho những cô gái mới dậy thì, để cho phụ nữ có thân hình thon thả, mảnh mai được dịp mặc quần, mặc váy xệ xuống dưới rốn, được dịp mặc áo ngắn cũn cỡn, có khi lên gần sát tận ngực, để lộ cái rốn ra, để lộ rốn ra đã đành, nhưng đâu phải chỉ để lộ ‘xuông’ có cái rốn, nhiều rốn còn được đeo khoen, đeo nhẫn xanh xanh đỏ đỏ để thu hút sự chú ý của người ngắm nữa chứ! Nay thử hỏi ai dám bảo là rốn không phải là trung tâm của vũ trụ?
      Thật ra, cái rốn đã được người Châu Phi quan tâm, để ý đến bắt đầu từ thế kỉ thứ tư trước Công Nguyên, tức là cách đây 24 thế kỉ, có thể là khi vũ điệu múa bụng (belly dancing) mới ra đời. Người Ai Cập kể từ hồi đó đến giờ đã biết đeo đính đủ loại khoen, nhẫn hoặc quấn quanh rốn bằng đủ loại dây lưng có dát vàng bạc, châu báu, ngọc ngà hầu trang điểm, làm đẹp cho nó.
      Ở Úc-đại-lợi thì mãi cho đến thập niên 1960 người ta vẫn còn bảo thủ, chưa dám cho phụ nữ của họ có cơ hội phơi bầy cái rốn của mình nơi công cộng. Vào thời kì đó bất cứ phụ nữ nào mặc áo tắm hai mảnh ‘bikini’ để hở bụng, hở rốn trên bãi biển là sẽ bị thanh tra bãi tắm mời đi chỗ khác chơi liền. Vì hội đồng hành chánh địa phương nghĩ đàn bà để rốn như thế là loại đàn bà, phụ nữ dâm đãng, thiếu thẩm mĩ, phạm thuần phong mĩ tục.
      Ở Mĩ, người ta cũng có thái độ tương tự. Loạt phim truyện truyền kì trên truyền hình Mĩ vào thập niên 1960 có tựa đề là ‘I Dream of Jeanie’ (Tôi Mơ tưởng đến Nàng Jeanie) là một trường hợp điển hình. Truyện kể về một vị nữ thần trẻ đẹp bị nhốt chặt trong một cái chai, và về sau được một phi hành gia Mĩ giải cứu. Trong phim truyện cô mặc quần áo khá khêu gợi, kiểu dành cho vũ nữ múa bụng, nhưng giới chức kiểm duyệt phim thời đó chỉ cho phép cô được mặc quần áo đó với điều kiện là không được để hở rốn. Có điều áo may cắt khéo đến nỗi làm cho người ta có cái ảo tưởng là vẫn trông thấy rốn.
      Người Việt Nam khôngcó ai cố ý để hở rốn, nhất là không may có cái rốn lồi. Nếu con cái trong nhà vô tình có đứa nào mặc quần mặc áo để lòi rốn ra ngoài, thì y như rằng đứa đó cũngđược bậc cha mẹ nhắc nhở là phải che đi, đậy lại, kẻo không khí, gió trời sẽ lọt vào bụng làm đau bụng. Khi bụng đau, rốn được xoa dầu nóng. Khi rốn bẩn vì ghét đóng, rốn sẽ được nậy ghét, được rửa sạch. Tính chất vô duyên, vô dụng của cái rốn đã được trẻ em Việt Nam nhận xét như sau: ‘Rốn là để bôi dầu!’. Rốn mà được bôi dầu là điều vạn hạnh, chứ rốn mà để cho chuồn chuồn cắn hòng mong được biết bơi thì mới là đại bất hạnh. Nhưng tầm quan trọng, linh thiêng của cái rốn là ở câu ‘nơi chôn nhau cắt rốn’. Qua câu nói đó, cha mẹ Việt Nam đã khuyên con cái phải nhớ quê hương mình, tức là nhớ đến nơi đã chôn cái nhau nuôi dưỡng mình khi còn trong bụng mẹ, nơi cái rốn của mình đã được bà mụ khéo tay cắt dùm.
      Không hiểu theo truyền thống ‘rốn hở bụng đau’, theo quan niệm ‘rốn là để bôi dầu’, cộng thêm với nhu cầu bảo vệ ‘công dung ngôn hạnh’ cho người phụ nữ, các cô gái Việt mới lớn, bụng thon mông nở, có sẽ để rốn phơi phới giữa phố phường Sài Gòn, Hà Nội hay không? Chúng ta chắc phải để hậu hồi phân giải.
      Có điều là ở Sydney bỗng một sớm một chiều, đàn ông, con trai bị choáng ngợp bởi lỗ rốn. Từ một cái gì nhỏ nhoi, tầm thường, không quan trọng, nay rốn thi nhau chường ra, chĩa vào mặt, dí vào mắt, nhì sang bên phải thấy rốn, quay qua bên trái lại thấy rốn. Các nhà sản xuất ‘mốt’, vẽ kiểu thời trang phụ nữ đã giúp cho đấng mày râu có cơ hội khỏi phải ngắm rốn ‘mình’, mà chỉ tập trung vào ngắm rốn ‘người’.
      Cứ theo cái đà này thì người ta có thể tiên đoán là những kẻ coi mình là ‘cái rốn của vũ trụ’ sẽ không những không có đất dụng võ, mà còn bị xã hội ruồng bỏ, bạn bè chê… vì bầu không khí bao quanh họ bị ô nhiễm bởi khí Hydrogen Sulfide
      (H2S), có mùi thum thủm.
      Phù Viên – st



    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét